Ngành Nông nghiệp

 

 
 
 

NGÀNH

 
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á PHÂN HIỆU ĐẮK LẮK
 

NÔNG NGHIỆP

 
 

BỔ SUNG KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VỀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Với mục đích đào tạo người học hiểu được toàn bộ qui trình sản xuất nông sản phẩm từ lúc trồng trọt/chăn nuôi, cho đến thu hoạch, bảo quản và chế biến, CTĐT ngành Nông Nghiệp tại trường Đại học Đông Á có sự liên kết chặt chẽ với chương trình của ngành Công Nghệ Thực Phẩm (CNTP). Sinh viên ngành Nông Nghiệp được học thêm các học phần thiết yếu về khoa học thực phẩm, công nghệ chế biến và thực hành chế biến tại các doanh nghiệp uy tín.
 
Sinh viên học ngành Công nghệ Thực phẩm được trang bị thêm kiến thức cơ bản và nâng cao ngành nông nghiệp bao gồm các học phần khoa học cây trồng, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản. Sinh viên được học các kiến thức về hệ thống nhà màng, nhà lưới trong nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, vận hành nhà lưới nhà kính, tưới tiêu sử dụng trí tuệ thông minh (AI, IoT).
ỨNG DỤNG VÀ THỰC HÀNH THỰC NGHIỆP
 
Sinh viên theo học ngành Nông Nghiệp được trang bị kiến thức cơ bản về công nghệ giống cây trồng, khoa học động vật, bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác cây trồng, tổ chức trang trại thông minh trên nền tảng IoT và khoa học thực phẩm. 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN
 

THỰC TẬP, THỰC HÀNH TẠI NHIỀU DOANH NGHIỆP LỚN

"Học đi đôi với hành". Sinh viên ngành Nông Nghiệp được tham quan học hỏi và đăng ký thực tập tại các trang trại, các công ty sản xuất nông sản phẩm, các trung tâm nghiên cứu... trên cả nước. Kết thúc mỗi module nghề nghiệp, sinh viên được kiểm tra năng lực đầu ra một cách bài bản. Các bạn sinh viên học tốt có cơ hội tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu cùng giáo viên hướng dẫn hoặc đi thực tập tại nước ngoài.
 

SINH VIÊN RÈN LUYỆN NHỮNG KỸ NĂNG VÀ ĐẠO ĐỨC CẦN THIẾT CHO NGHỀ NGHIỆP

Từ chương trình đào tạo cho đến hoạt động ngoại khóa, sinh viên Đại học Đông Á nói chung và ngành Nông Nghiệp nói riêng được truyền đạt những kỹ năng cấp thiết cho nghề nghiệp như giao tiếp cơ bản một ngoại ngữ, thuyết trình, phản biện, quản lý dự án... Đại học Đông Á nổi tiếng với những sự kiện giao lưu văn hóa, cuộc thi, hoạt động từ thiện... luôn khuyến khích sinh viên năng động, tự tin, thỏa sức sáng tạo và hứng khởi học tập.
 

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN VỚI ĐỘI NGŨ GV NHIỆT TÌNH VÀ GIÀU KINH NGHIỆM

Từ chương trình đào tạo cho đến hoạt động ngoại khóa, sinh viên Đại học Đông Á nói chung và ngành Nông Nghiệp nói riêng được truyền đạt những kỹ năng cấp thiết cho nghề nghiệp như giao tiếp cơ bản một ngoại ngữ, thuyết trình, phản biện, quản lý dự án... Đại học Đông Á nổi tiếng với những sự kiện giao lưu văn hóa, cuộc thi, hoạt động từ thiện... luôn khuyến khích sinh viên năng động, tự tin, thỏa sức sáng tạo và hứng khởi học tập.
 
 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NÔNG NGHIỆP
 ĐẠI HỌC ĐÔNG Á PHÂN HIỆU ĐẮK LẮK

 
 
  • Toàn bộ chương trình đào tạo ngành Nông Nghiệp gồm 152 TC, trong đó phần giáo dục chuyên nghiệp gồm 125 TC (26 TC kiến thức cơ sở khối ngành và ngành và 99 TC chuyên ngành). CTĐT được phân bổ theo 8 học kỳ (tối đa 9 học kỳ). Đơn giá học phí/TC là 650.000 đồng.
  • Riêng chương trình ngoại ngữ là 38 TC để SV đạt chuẩn năng lực về ngoại ngữ theo quy định của BGD&ĐT. Nếu SV đã đạt năng lực NN từ thời THPT thì được miễn, SV có thể tự học và thi đúng theo tiến độ của Nhà trường. Nếu SV chưa đạt thì đăng ký theo học chương trình của Nhà trường từ đầu. Chương trình NN có học phí được hỗ trợ là 280.000 đồng/TC, được tổ chức học tại Trung tâm của Nhà trường và được phân bổ trong 3 năm đầu tiên. Học phí được ổn định cho toàn khóa, được quyết toán vào cuối khoá và không đổi trên tổng số TC của chương trình. Nếu nhà trường có bổ sung thêm TC thì cũng không thu thêm học phí.
  • Ngoài ra, còn có Chương trình giáo dục thể chất và quốc phòng theo quy định của BGD là 11 tín chỉ do trường Quân sự thành phố đào tạo cho SV là thanh niên, cũng có học phí hổ trợ như ngoại ngữ.
  • Học phí được ổn định cho toàn khóa cho dù có dịch bệnh hoặc học online, hoặc Nhà trường có tăng thêm nội dung số tín chỉ cũng không tăng học phí và được quyết toán vào cuối khóa học.
  • SV tốt nghiệp ra trường nhận bằng Kỹ sư nông nghiệp.
 

NĂM 2

 
  • Sinh viên đạt năng lực NN TOEIC 500 vào năm 3
  • Ngoại ngữ
 
✿ TÊN MÔN HỌC
 
NĂNG LỰC ĐẦU RA
  • Các môn học đại cương giúp: Sinh viên có các kỹ năng của thế kỷ 21 (kỹ năng giải qyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp thuyết trình trong môi trường làm việc đa văn hóa kỹ năng truyền thông) và các kỹ năng nghề nghiệp đặc thù. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho doanh nghiệp và phụng sự xã hội, có tinh thần sẻ chia, có năng lực thích ứng trong môi trường đa văn hóa, năng lực tự học và học tập suốt đời.
  • Các môn cơ sở khối ngành mang đến khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về sinh học, sinh lý thực vật, động vật, môi trường sinh thái và thổ nhưỡng vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • Giáo dục đại cương
  • Lý luận chính trị
  • Kĩ năng phương pháp học ĐH
  • Tin học
  • Ngoại Ngữ
  • Kiến thức cơ sở ngành
  • Kiến thức cơ sở khối ngành

NĂM 1

 
 
✿ TÊN MÔN HỌC
 
NĂNG LỰC ĐẦU RA
 
 
 
 
 
 
 

NĂM 3

 
✿ TÊN MÔN HỌC
 
NĂNG LỰC ĐẦU RA
  • Ngoại Ngữ
  • Lúa thuần/lúa lai tại trại giống lúa Thăng Bình - Công ty giống cây trồng Quảng Bình chi nhánh Quảng Nam hoặc Viện lúa ĐBSCL.
  • Lạc – Trạm trồng trọt và BVTV Quảng Nam.
  • Mía lấy đường – Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai.
  • Hồ tiêu – Trang trại ở Tiên Phước, Quảng Nam.
  • Rau ăn lá, rau ăn quả – Viện CNSH Đại học Huế, Viện nghiên cứu và ứng dụng sinh học Đại học Đà Lạt.
  • Bưởi Trụ/bưởi da xanh tại trại giống cây trồng - Công ty CP giống cây trồng vật nuôi Thừa Thiện Huế.
  • Xoài Đài Loan/xoài cát Hòa Lộc tại Viện KHKTNN Nam Trung Bộ - Bình Định.
  • Hoa cúc – TT CNSH Đà Nẵng.
  • Hoa để chậu – Công ty công trình đô thị Quảng Nam.
  • Hoa cát tường – Trang trại hoa tại Lâm Đồng.
  • Nấm ăn – TT CNSH Đà Nẵng, HTX nấm Phước Nhơn.
  • Cây Đinh lăng tại Viện NC Cây Bông và PTNN Nha Hố – Ninh Thuận.
  • Bò tại Trại bò – Công ty Trung Nguyên Gia Lai (thuộc THAGRICO).
  • Lợn tại Trại giống lợn – Công ty Việt Thắng Bình Định (thuộc THAGRICO).
  • Tôm sú – Trại tôm Huế Farm thuộc Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
 
 
 
 
 
  • Tuyển chọn và nhân giống được 1 – 2 giống của 1 trong các loại cây: lúa, ngô, lạc, tiêu, mía, xà lách, cà chua, dưa lưới, dưa hấu, hoa cúc, hoa cát tường, hoa dạ yến thảo, hoa cúc vạn thọ, bưởi, xoài, nấm, đinh lăng, nghệ tại Trại Giống cây trồng của Công ty Giống cây trồng Quảng Bình chi nhánh Quảng Nam, Trại Giống cây trồng của Công ty Giống cây trồng Miền Nam chi nhánh Quảng Nam, Trại Giống cây trồng của Công ty Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế.
 
  • SV có khả năng khởi nghiệp 1 dự án cá nhân.
  • SV có khả năng nghiên cứu và viết bài báo khoa học.
  • SV đạt chuẩn NL Ngoại Ngữ TOEIC 500.
  • Chẩn đoán và đánh giá được khả năng gây hại của các loài sâu, bệnh hại trên 1 trong các nhóm cây lương thực/cây công nghiệp/cây rau, quả và hoa/CAQ/cây dược liệu ở 1 xã/trang trại trồng 1 trong các nhóm cây trồng trên tại Đà Nẵng/Quảng Nam. Chẩn đoán và phòng trị được bệnh cho 1 trong các vật nuôi bò/lợn/gà ở hộ nông dân hoặc trang trại tại Đà Nẵng/Quảng Nam/Thừa Thiên Huế.
  • Nhóm 2 SV thực hiện 1 trong 3 đồ/đề án sau:
  • Nghiên cứu tình hình sâu ăn lá ảnh hưởng ruộng trồng rau tại Đà Nẵng/Quảng Nam/Thừa Thiên Huế.
  • Nghiên cứu tình hình bệnh hại ảnh hưởng vườn trồng bưởi/thanh trà tại Quảng Nam/Thừa Thiên Huế.
  • Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại ảnh hưởng trang trại trồng ớt/cà chua tại Quảng Nam.
  • Triển khai canh tác theo các quy trình công nghệ khoa học hiệu quả ở một số loài cây trồng thuộc một trong các nhóm cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hoa, cây dược liệu và nấm ứng dụng công nghệ tưới tiêu với công nghệ tự động hóa, vận hành nhà lưới, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ làm vườn theo chiều dọc, công nghệ phân bón...

NĂM 4

 
✿ TÊN MÔN HỌC
NĂNG LỰC ĐẦU RA
 
 
  • MODULE 5: Tổ chức trang trại thông minh trên nền tảng IoT (IoT based smart farming)
  • Tổ chức được trang trại với hệ thống giám sát cây trồng từ xa qua việc sử dụng kiến thức của kỹ thuật lập trình, cảm biến và điều khiển, nhật ký điện tử, lập trình trên di động…
  • Nhóm 2 SV thực hiện 2 đồ/đề án sau:
  • Thiết lập hệ thống giám sát việc tưới tiêu và điều khiển ánh sáng vườn trồng dâu tây sử dụng công nghệ IoT.
  • Đánh giá 2 hệ thống cây trồng ứng dụng công nghệ IoT ở 2 – 3 trang trại tại các tỉnh Miền Trung/Tây Nguyên và đề xuất hệ thống nông nghiệp thông minh phù hợp với biến đổi khí hậu.
 
 
 
 
 
  • Quản lý dự án & Khởi nghiệp & Nghiên cứu khoa học
 
  • MODULE 1: Công nghệ giống cây trồng (Seed technology)
 
  • MODULE 2: Khoa học động vật (Animal science)
  •  Áp dụng được kiến thức về nhân giống, sinh lý, dinh dưỡng và phát hiện, phòng trừ bệnh động vật để áp dụng vào quy trình chăn nuôi một số loài thú nông nghiệp, ở hộ nông dân hoặc trang trại tại Đà Nẵng/Quảng Nam/Thừa Thiên Huế.
 
  • Nhóm 2 SV thực hiện 2 đồ/đề án sau:
  • Tham quan, thực hiện và đánh giá quy trình kỹ thuật chọn giống và nuôi trồng 1 trong các loại cây trồng và vật nuôi sau đây và đề xuất kiến nghị.
  • Thiết kế trang trại quy mô nhỏ nuôi trồng 1 trong các đối tượng đã chọn tham gia thực tế, thực tập ở trên.
 
  • Thi đánh giá Năng lực nghề nghiệp Module 1 và Module 2
 
  • MODULE 3: Bảo vệ thực vật (Plant protection)
 
  • Thực tập (MODULE 4: Kỹ thuật canh tác cây trồng (Plant cultivation techniques)
 
  • Đồ/đề án
  • Nhóm 2 SV thực hiện đồ/đề án sau:
  • Tham gia vận hành trang trại với hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới thông minh và hệ thống giám sát, cảnh báo và điều khiển tự động các loại rau ăn lá, rau ăn quả, cây dược liệu với diện tích 1000 mét vuông.
  • SVTT tham quan và thực tập tại một số trang trại nông nghiệp công nghệ cao ở Quảng Nam/Quảng Ngãi/Bình Định.
 
  • Thi đánh giá NLNN
  • Sinh viên với nông sản phẩm công nghệ cao tự làm
  • Đồ/đề án
 
 
  • Thi đánh giá NLNN
  • Sinh viên ngành nông nghiệp thiết kế trang trại thông minh
 
  • MODULE 6: Khoa học thực phẩm (Food science)
  • Thực hiện được quy trình chế biến thực phẩm từ nông sản sau thu hoạch đáp ứng các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm.
 
  • Đồ/đề án
  • Chế biến chuối sấy và bột chuối.
  • Chế biến Xoài sấy dẻo/Mít sấy
  • Chế biến nước dứa đóng hộp
  • Chế biến bột ngũ cốc dinh dưỡng
  • Chế biến tinh dầu gấc/tinh dầu dừa
  • Chế biến surimi mực cơm/tôm sú
  • Chế biến rượu trái cây/sữa chua/nem chua/tré
  • Nhóm 2 SV thực tập tại doanh nghiệp và thực hiện 1 trong 7 các đồ/đề án sau
  • SVTT tại các Công ty chế biến thực phẩm tại Đà Nẵng/Quảng Nam/Thừa Thiên – Huế/Quảng Ngãi/Bình Định/Viện NC Cây bông và PTNN Nha Hố – Ninh Thuận.
 
  • Thi đánh giá NLNN
  • Sinh viên chế biến xoài sấy dẻo/sữa chua nếp cẩm/bột rau
 
  • TT & KLTN
  • SV chọn đi TTS tại Nhật 1 năm, SV báo cáo TT và công nhận tốt nghiệp
  • SV chọn đi làm tại doanh nghiệp trong nước và làm KLTN
  • Nhóm 2 SV thực hiện 1 trong 7 đồ/đề án sau:
  • Khảo nghiệm một số giống Ngô lai F1 trồng lấy sinh khối dùng cho chăn nuôi bò để phục vụ cho công tác sản xuất giống: SVTT tại Viện KHKTNN Nam Trung Bộ/Viện NC Cây bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (Ninh Thuận).
  • Khảo nghiệm một số giống lúa có triển vọng để phục vụ cho công tác sản xuất giống: SVTT tại Viện KHKTNN Nam Trung Bộ/Viện NC Cây bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (Ninh Thuận)/Công ty Giống cây trồng Miền Nam Chi nhánh Quảng Nam/Công ty Giống Quảng Bình chi nhánh Quảng Nam.
  • Thực hiện điểm trình diễn (Demonstration Plot) kỹ thuật canh tác lúa/ngô/cà chua/ớt/đậu phụng ở một xã tại Đà Nẵng/Quảng Nam/Thừa Thiên – Huế: SVTT tại Trạm Trồng trọt – BVTV Quảng Nam/Đà Nẵng/Thừa Thiên – Huế.
  • Quản lý sản xuất 1 lô 25 ha chuối tại nông trường chuối tại Gia Lai/Campuchia/Lào của THAGRICO: (SV có thể được hướng dẫn bởi các GĐKT người Philipine)
  • Xây dựng mô hình quản trị sản xuất cho một trang trại chăn nuôi bò/heo/gà: SVTT tại nông trường/trang trại chăn nuôi bò/heo/gà của THAGRICO tại Tây Nguyên/Bình Định; Công ty Hoàng Gia Phát (Quảng Nam).
  • Đánh giá hoạt động sản xuất tại trang trại trồng rau ăn lá/cà chua/ớt/cây dược liệu ứng dụng CNC tại Bình Định/Quảng Nam/Thừa Thiên Huế/Đà Lạt: SVTT tại Viện CNSH Đại học Huế/ Viện NC và ƯD sinh học Đại học Đà Lạt/Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư Bình Định/Quảng Nam/Thừa Thiên Huế.
  • Sinh viên có thể chọn 1 trong các đồ/đề án ở các module và mở rộng thêm để thực hiện
 

CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

 
1. Mức học phí của chương trình đào tạo
2. Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng (GDTC & GDQP):
Căn cứ Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. Chương trình GDQP-AN gồm 8 TC và GDTC gồm 3 TC, SV học tại Trường Quân sự Quân khu 5. SV học và đóng học phí vào kỳ Hè năm thứ Nhất, học phí 280,000 đồng/TC.
 
3. Ngoại ngữ
Căn cứ Quyết định 1982/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam, tại Phụ lục Bảng mô tả Khung trình độ quốc gia Việt Nam quy định Bậc trình độ 6: “Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam” hoặc tương đương là điều kiện để nhận bằng tốt nghiệp đại học.
Để giúp SV thực hiện đúng theo Quy định trên, Nhà trường tổ chức:
4. CHÍNH SÁCH HỌC BỔNG NĂM 2023
 
 
Đơn giá / Tín chỉ
Tổng số tín chỉ (Toàn bộ CT Đào tạo)
Tổng học phí / Khoá
 
 
 
 
 
 
580.000đ
138
76.560.000đ
  • Trường hợp SV đã đạt năng lực ngoại ngữ theo quy định, SV được miễn học và nộp chứng chỉ trong thời gian 2 tuần tính từ ngày nhập học.
  • Trường hợp SV chưa đạt năng lực ngoại ngữ theo quy định, SV được khảo sát đầu vào từ tuần thứ 3 để xếp lớp đào tạo cho phù hợp với kế hoạch học và thi đạt chuẩn đầu ra. Khi khảo sát, SV đạt ở mức độ năng lực nào của chương trình sẽ được miễn học và miễn học phí ở mức độ đó. SV bắt đầu học chương trình ngoại ngữ từ tuần thứ 4 tính từ ngày nhập học. Chương trình ngoại ngữ là 38 TC (đối với nhóm ngành Ngôn ngữ là 12 TC ngoại ngữ 2), học phí 305,000 đồng/TC (trong đó Nhà trường đã hỗ trợ 50% chi phí giáo trình và phí thi chứng chỉ quốc tế). SV nộp học phí tại Trung tâm Hỗ trợ ngoại ngữ./.
SV nhập học được Nhà trường cấp học bổng Khuyến học trị giá 3.000.000đ, trong đó bao gồm: hỗ trợ học phí 1.500.000đ cho 2 học kỳ đầu và quà tặng trị giá 1.500.000đ nhận vào lúc nhập học, gồm: 1 balo đẹp; 1 áo sơ mi đẹp; 2 bộ quần áo thể thao.
750 suất học bổng Tài năng dành cho thí sinh nhập học, đạt tiêu chí xét học bổng theo quy định của Trường, gồm:
  • 50 suất học bổng Toàn phần (100% học phí toàn khóa);
  • 75 suất học bổng Bán phần (50% học phí toàn khóa);
  • 100 suất học bổng 30% học phí toàn khóa;
  • 200 suất học bổng 50% học phí học kỳ đầu tiên;
  • 200 suất học bổng 40% học phí học kỳ đầu tiên.