Ngành Giáo dục mầm non

 
 
 

NGÀNH

 
ĐẠI HỌC ĐÔNG Á PHÂN HIỆU ĐẮK LẮK
 

GIÁO DỤC MẦM NON

 
 

CUỘC SỐNG SINH VIÊN SINH ĐỘNG

Trải nghiệm 4 năm sinh viên tại Thành phố đáng sống Việt Nam: ĐẸP, THÂN THIỆN, AN NINH, CHI PHÍ HỢP LÝ, NGÔI TRƯỜNG ĐẸP. Được tham gia nhiều CLB, đội nhóm, dự nhiều cuộc thi, sự kiện lớn của ngành, của trường. Các dự án của đội nhóm nếu mang tính ứng dụng nghề nghiệp có thể được tham gia các cuộc thi cấp thành phố, quốc gia.
 
Sinh viên ngành Giáo dục Mầm non thường xuyên được trải nghiệm nghề nghiệp, học tập từ thực tế thông qua 05 kỳ thực tập tại các trường mầm non uy tín, trong đó có trường Song ngữ Liên cấp Sakura – Olympia ở Tp. Đà Nẵng, có cơ hội làm cộng tác viên/Giáo viên trợ giảng (có lương hỗ trợ) tại các trường MN Song ngữ, trường MN giảng dạy theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP, THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG SONG NGỮ
 

CƠ HỘI VIỆC LÀM

SV có cơ hội được làm việc tại hệ thống trường Song ngữ Liên cấp Sakura – Olympia tại nhiều tỉnh thành: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk. Ngoài ra, Nhà trường nỗ lực đầu tư phát triển năng lực ngoại ngữ cho sinh viên, do đó, giao tiếp lưu loát tiếng Anh mở ra cơ hội cho sinh viên có được mức lương khởi điểm cao khi làm việc tại các trường Song ngữ, quốc tế.
 
Chương trình được xây dựng theo hướng thực hành ứng dụng, hội nhập quốc tế. Chương trình đào tạo lấy sinh viên làm trung tâm. SV học sâu về chuyên môn chăm sóc, giáo dục trẻ em, được tiếp cận các phương pháp giáo dục hiện đại trên thế giới (Stem/Steam, Montessori). Sinh viên ra trường đảm bảo các kĩ năng đặc thù như đàn, hát, múa, vẽ, đọc kể diễn cảm, viết chữ đẹp. Sinh viên học Giáo dục mầm non tại Đại học Đông Á còn được đào tạo kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa, sự kiện, tham vấn tâm lý cho trẻ em.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN
 

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CB GV

Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, không gian học tập thân thiện, mở rộng. Hệ thống phần mềm E-learning phục vụ học tập và làm việc trên môi trường số. Sinh viên có thể học tập, làm việc nhóm ở bất cứ địa điểm nào trong trường. Đội ngũ giảng viên và cán bộ Nhà trường có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, năng động.
 
 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON ĐẠI HỌC ĐÔNG Á PHÂN HIỆU ĐẮK LẮK

 
 
  • Phần chuyên môn nghề nghiệp ngành Giáo dục mầm non được thiết kế theo quy định của Bộ GD&ĐT và nhu cầu của cơ sở Giáo dục mầm non, có tổng thời lượng là 132 tín chỉ, được phân bổ 8 học kỳ, mỗi học kỳ là 16 tín chỉ, riêng học kỳ thứ 8 là 18 tín chỉ. Mỗi tín chỉ có đơn giá học phí là 650.000 đồng VN, do đó học phí mỗi học kỳ là 8 triệu 800 ngàn đồng VN và ổn định cho toàn khóa học (Không tăng học phí hàng năm, chỉ thay đổi theo số tín chỉ của học kỳ).
  • Chương trình ngoại ngữ theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với SV bậc ĐH để đạt năng lực đầu ra về ngoại ngữ tương đương bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. SV được học 38 tín chỉ. Nếu SV đã đạt năng lực đầu ra ngoại ngữ ngay từ trường THPT thì được miễn học, SV chưa đạt thì đăng ký học 01 trong 04 ngoại ngữ (Anh, Trung, Nhật, Hàn) tại Trung tâm ngoại ngữ của Nhà trường ngay học kỳ I. Phần ngoại ngữ có học phí hỗ trợ bằng 50% học phí chuyên môn.
  • Ngoài ra, còn có Chương trình Giáo dục Thể chất và Quốc phòng theo quy định của Bộ GD&ĐT gồm 11 tín chỉ do trường Quân sự thành phố đào tạo, dành cho SV là thanh niên, cũng có học phí hỗ trợ như ngoại ngữ.
  • Học phí được ổn định cho toàn khóa cho dù có dịch bệnh hoặc học online, hoặc Nhà trường có tăng thêm nội dung số tín chỉ cũng không tăng học phí và được quyết toán vào cuối khóa học
  • Tất cả các phần nội dung chương trình trên được phân bổ 8 học kỳ và 3 kỳ hè ở năm 1, năm 2 và năm 3.
  • SV tốt nghiệp ra trường nhận bằng Cử nhân Giáo dục mầm non.
 

NĂM 1

 
 
✿ TÊN MÔN HỌC
 
NĂNG LỰC ĐẦU RA
  • Các môn học đại cương giúp: SV có các kỹ năng của thế kỷ 21 (kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp thuyết trình trong môi trường làm việc đa văn hóa, kỹ năng truyền thông) và các kỹ năng nghề nghiệp đặc thù. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho doanh nghiệp và phụng sự xã hội, có tinh thần sẻ chia, năng lực thích ứng trong môi trường đa văn hóa, năng lực tự học và học tập suốt đời.
  • Các môn cơ sở khối ngành mang đến khả năng vận dụng các kiến thức về văn hóa Việt Nam, môi trường, con người, thống kê, pháp luật, kiến thức quản lý vào công tác giáo dục ở trường mầm non. 
  • Giáo dục đại cương
  • Kĩ năng phương pháp học ĐH
  • Tin học
  • Ngoại Ngữ
  • Kiến thức cơ sở khối ngành
  • Kiến thức cơ sở ngành
  • Nhập môn ngành Giáo dục mầm non
  • Kĩ năng đặc thù (Múa, Đàn organ) 

NĂM 2

  • Lý luận và phương pháp phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ cho trẻ
  • Đề án 8: Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non.
  • Rèn luyện các kĩ năng đặc thù như hát, kĩ thuật tạo hình cơ bản; Xây dựng kế hoạch, làm đồ dùng dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ cho trẻ.
 
  • Thi đánh giá năng lực nghề nghiệp
  • Thi 02 sản phẩm chuyên môn nghiệp vụ.
  • Thi kĩ năng đọc/kể diễn cảm, hát, múa, đàn organ, viết chữ đẹp. 
 
 
 
 
  • Phương pháp giáo dục hiện đại và quản lí trường mầm non
  • Đề án 7: Tổ chức hoạt động vui chơi, học tập phát triển ngôn ngữ/nhận thức cho trẻ nhà trẻ/mẫu giáo ở trường mầm non.
  • Đề án 9: Tổ chức hoạt động âm nhạc/tạo hình/vui chơi ngoài trời nhằm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội, năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho trẻ ở trường mầm non.
  • Đề án 10: Vận dụng phương pháp giáo dục hiện đại tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non.
  • Sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu chuyên ngành và tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ mầm non; Tổ chức các hoạt động giáo dục theo phương pháp giáo dục hiện đại (Montessori, Stem/Steam); Đánh giá sự phát triển của trẻ; Quản lí nhóm lớp, chương trình dạy học, quản lí các hoạt động bán trú và các nội dung khác ở trường mầm non.
 
  • Thi đánh giá năng lực nghề nghiệp
  • Thi sản phẩm chuyên môn nghiệp vụ.
  • Thi “Làm đồ dùng dạy học”, Hội giảng “Người giáo viên tương lai”, thi “Thiết kế bài giảng Online”. 
 
  • Đi thực tập tại trường mầm non đợt 2 (1 tháng), đợt 3 (1 tháng), thực tập nghề phụ (1 tháng)
  • Xây dựng kế hoạch, viết kịch bản và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sự kiện, lễ hội cho trẻ, xây dựng và quản lí dự án hỗ trợ cộng đồng ở trường mầm non.
 
  • Nghề phụ 2 (chọn học ngoài CTĐT): Tham vấn tâm lý học đường
  • Xây dựng mục tiêu, triển khai thực hiện quy trình, thiết lập hồ sơ đánh giá ban đầu, xây dựng kế hoạch xử lý vấn đề, giám sát khi tham vấn tâm lí; Sử dụng linh hoạt các kĩ năng tham vấn trong các tình huống tham vấn cụ thể; Sử dụng được các bộ công cụ bổ trợ để sàng lọc, chẩn đoán, tham vấn tâm lí.
 
  • Đi thực tập nghề phụ 1 (1 tháng) và nghề phụ 2 (1 tháng) nếu đăng ký học.
  • Đề án 11 (Nghề phụ 2): Thực hiện 01 đề án về tham vấn tâm lý học đường.
 
  • Thực tập & Khóa luận tốt nghiệp
  • SV đi thực tập sinh ở một trường mầm non nước ngoài trong 01 năm và thi tốt nghiệp.
  • Hoặc: SV chọn đi làm tại 01 trường mầm non trong nước 1.5 tháng, làm Khóa luận tốt nghiệp hoặc 03 đề án thực hành.
 
  • Nghiên cứu khoa học & Khởi nghiệp
  • SV có khả năng nghiên cứu và viết bài báo khoa học.
  • SV có khả năng khởi nghiệp 1 dự án cá nhân. 
  • Lý luận, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển thể chất cho trẻ
  • Đề án 1: Tổ chức hoạt động phát triển vận động/thể dục cho trẻ nhà trẻ/mẫu giáo tại trường mầm non.
  • Đề án 2: Tổ chức chế độ sinh hoạt hằng ngày rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ/mẫu giáo tại trường mầm non.
  • Thực hiện được các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, đảm bảo an toàn, phát triển thể chất cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt một ngày, các hoạt động trong và ngoài tiết học, có vận dụng phương pháp giáo dục thể chất, dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
  • SV đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc vào năm 3
  • Ngoại ngữ
 
✿ TÊN MÔN HỌC
 
NĂNG LỰC ĐẦU RA
 
 
 
  • Thi đánh giá Năng lực nghề nghiệp
  • Thi sản phẩm chuyên môn nghiệp vụ.
  • Thi kĩ năng ứng xử sư phạm mầm non.
 
  • Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ, nhận thức cho trẻ
  • Đề án 3: Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non.
  • Đề án 4: Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non.
  • Đề án 5: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ ở trường mầm non
  • Đề án 6: Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non.
  • Rèn luyện các kĩ năng đặc thù như đọc, kể diễn cảm; Xây dựng kế hoạch, làm đồ dùng dạy học và tổ chức các hoạt động vui chơi, hoạt động giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ và nhận thức cho trẻ.
 
  • Sv đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
  • Ngoại Ngữ 

NĂM 3 & 4

 
✿ TÊN MÔN HỌC
 
NĂNG LỰC ĐẦU RA
 
  • Đi thực tập tại trường mầm non (1 tháng)
  • Lý luận chính trị
 
  • Nghề phụ 1 (thuộc CTĐT): Tổ chức hoạt động ngoại khóa, sự kiện