Ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm UDA

NGÀNH

ĐẠI HỌC ĐÔNG Á PHÂN HIỆU ĐẮK LẮK

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

THƯỜNG XUYÊN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VÀ ĐẠO ĐỨC CHO NGHỀ NGHIỆP

Từ chương trình đào tạo cho đến hoạt động ngoại khóa, sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm được học và thực hành những kỹ năng cần thiết để hoàn thiện nghề nghiệp, ngoại ngữ thứ hai, giao tiếp, thuyết trình, nghiên cứu khoa học, công bố bài báo trong nước và quốc tế, kỹ năng quản lý dự án và khởi nghiệp Trường Đại học Đông Á nổi tiếng với những sự kiện giao lưu văn hóa, cuộc thi, hoạt động từ thiện... luôn khuyến khích sinh viên năng động, tự tin, thỏa sức sáng tạo và hứng khởi học tập.
Sinh viên học ngành Công nghệ Thực phẩm được trang bị thêm kiến thức cơ bản và nâng cao ngành nông nghiệp bao gồm các học phần khoa học cây trồng, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản. Sinh viên được học các kiến thức về hệ thống nhà màng, nhà lưới trong nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, vận hành nhà lưới nhà kính, tưới tiêu sử dụng trí tuệ thông minh (AI, IoT).
BỔ SUNG KIẾN THỨC
NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO
Trường Đại học Đông Á đang hợp tác với Daiso - một công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm tại Nhật. Hằng năm, Daiso sẽ nhận 20-50 sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm và Nông nghiệp Công nghệ cao sang thực tập tại công ty Daiso ở Tokyo và Osaka, Nhật Bản. Sinh viên là thực tập sinh tại công ty Daiso trong một năm và được hưởng mức lương khoảng 30 triệu đồng/1 tháng. Sau khi ký hợp đồng với sinh viên, đối tác Nhật sẽ lo Visa, chi phí ăn, ở và bảo hiểm, đảm bảo cuộc sống tốt cho sinh viên Việt Nam tại Nhật. Hiện nay, có 10 sinh viên khóa 2015, 2016 của Khoa Công nghệ Thực phẩm và Nông nghiệp Công nghệ cao đang thực tập hưởng lương và trải nghiệm cuộc sống tại đất nước mặt trời mọc.
THỰC TẬP VÀ LÀM TẠI NHẬT BẢN 

THỰC TẬP, THỰC HÀNH TẠI NHIỀU DOANH NGHIỆP LỚN

Học đi đôi với hành". Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm được tham quan học hỏi và thực tập tại các nhà máy chế biến thực phẩm, các công ty sản xuất nông sản phẩm, các trung tâm nghiên cứu... trên cả nước như Thagrico, TTC Sugar, CJ Cầu Tre, Vina Acecook, TH True Milk, Heineken, ICFood, 7-Eleven, Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Tp Hồ Chí Minh. Các bạn sinh viên tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các đồ án, đề án tại nơi thực tập dưới sự hướng dẫn của các giảng viên chuyên môn cao kết hợp với các chuyên viên, là kỹ sư, quản lý và lãnh đạo tại nơi thực tập.

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN, GV NHIỆT TÌNH VÀ GIÀU KINH NGHIỆM

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi chọn trường học. Môi trường học tập của Trường Đại học Đông Á vừa hiện đại vừa thân thiện từ lớp học cho đến các câu lạc bộ. Giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của ngành Công nghệ Thực phẩm đều là những người có kinh nghiệm, đã học tập và rèn luyện tại các nước tiên tiến trên thế giới như Hà Lan, Đức, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc... chắc chắn sẽ đem đến cho người học những kiến thức thú vị và cập nhật.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ĐẠI HỌC ĐÔNG Á PHÂN HIỆU ĐẮK LẮK

  • Phần chuyên môn nghề nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm cao gồm 152 TC, trong đó có 82 TC chuyên ngành và 23 TC cơ sở khối ngành và cơ sở ngành bên cạnh các tín chỉ giáo dục đại cương và ngoại ngữ. CTĐT được phân bổ theo 9 học kỳ, mỗi học kỳ là 16 -18 tín chỉ, riêng học kỳ thứ 9 là 14 TC. 
  • Riêng chương trình ngoại ngữ là 38 TC để SV đạt chuẩn năng lực về ngoại ngữ theo quy định của BGD&ĐT. Nếu SV đã đạt năng lực NN thì được miễn, SV có thể tự học và thi đúng theo tiến độ của Nhà trường. Nếu SV chưa đạt thì đăng ký theo học chương trình của Nhà trường từ đầu. Chương trình NN có học phí được hỗ trợ là 280.000 đồng/TC, được tổ chức học tại Trung tâm Ngoại ngữ của Nhà trường và được phân bổ trong 3 năm đầu tiên. Học phí được ổn định cho toàn khóa, được quyết toán vào cuối khoá và không đổi trên tổng số TC của chương trình. Nếu nhà trường có bổ sung thêm TC thì cũng không thu thêm học phí.
  • Ngoài ra, còn có Chương trình giáo dục thể chất và quốc phòng theo quy định của BGD là 11 tín chỉ do trường Quân sự thành phố đào tạo cho SV là thanh niên, cũng có học phí hổ trợ như ngoại ngữ.
  • Học phí được ổn định cho toàn khóa cho dù có dịch bệnh hoặc học online, hoặc Nhà trường có tăng thêm nội dung số tín chỉ cũng không tăng học phí và được quyết toán vào cuối khóa học. 
  • Tất cả các phần nội dung chương trình trên được phân bổ 9 học kỳ và 4 kỳ hè ở năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 và năm 5. 
  • SV tốt nghiệp ra trường nhận bằng Kỹ sư.

NĂM 2

  • Thực hành, tham quan, thực tập, đề án thực hiện:
  • Công nghệ chọn giống và nuôi trồng (Nhóm 4 SV năm 2 chọn 1 trong các đồ/đề án sau:)
  • Kỹ năng và NCKH
  • KHTN - XH
  • Kiến thức cơ sở ngành
  • Module 1: Công nghệ chọn giống và nuôi trồng
  • Module 2: Công nghệ chế biến thực phẩm
✿ TÊN MÔN HỌC
NĂNG LỰC ĐẦU RA
  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho doanh nghiệp và phụng sự xã hội, có tinh thần sẻ chia, có năng lực thích ứng trong môi trường đa văn hóa, năng lực tự học và học tập suốt đời.
  • Sinh viên có các kỹ năng của thế kỷ 21 (kỹ năng giải qyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp thuyết trình trong môi trường làm việc đa văn hóa kỹ năng truyền thông) và các kỹ năng nghề nghiệp đặc thù.
  • Phân tích được vai trò, ý nghĩa của ngành học đối với kinh tế quốc dân và vận dụng được những yêu cầu của ngành học để trở thành kỹ sư giỏi trong ngành.
  • Vận dụng các quá trình chuyển hóa của vi sinh vật vào hoạt động thực tiễn sản xuất, phân tích được thành phần hóa học có trong thực phẩm
  • Kiến thức cơ sở khối ngành
  • Kiến thức cơ sở ngành
  • Kỹ năng và phương pháp
  • Module 1: Công nghệ chọn giống và nuôi trồng

NĂM 1

✿ TÊN MÔN HỌC
NĂNG LỰC ĐẦU RA
  • Chọn giống và nhân 1/3 giống lúa VNR88/VNR20/Hương Châu 6 tại PTN Khoa CNTP-NNCNC.
  • Phân tích và đánh giá tính chống chịu 1/3 bệnh sâu đục thân, đạo ôn, rầy nâu trên giống lúa Hương Châu 6 vụ lúa Đông Xuân của HTX Điện Phước, Điện Bàn, Quảng Nam.
  • Trồng và kiểm soát vi sinh vật trong 01 nhà màn nấm linh chi/nấm sò/nấm kim châm quy mô 50 kg/tháng tại HTX nấm Phước Nhơn.
  • Chọn giống và trồng 01 vườn cà chua bi trong nhà lưới diện tích 50 m2 tại Trung tâm thí nghiệm NNCNC, ĐH Đông Á.
  • So sánh, phân tích và đánh giá năng suất trồng rong nho theo phương pháp trồng đáy với phương pháp trồng treo tại Công ty Spidana Đà Nẵng.
  • Chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ và phòng bệnh 01 đàn gà 50 con lấy thịt tại Trung tâm thí nghiệm NNCNC, ĐH Đông Á.
  • Chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ và phòng bệnh 01 đàn lợn 10 con lấy thịt tại Trung tâm thí nghiệm NNCNC, ĐH Đông Á.

NĂM 3

✿ TÊN MÔN HỌC
NĂNG LỰC ĐẦU RA
  • Lý luận chính trị
  • Kỹ năng và NCKH
  • Module QLDA&KN
  • Module 2: Công nghệ chế biến thực phẩm
  • Module 3: Quản lý chất lượng thực phẩm
  • Nhóm 4 SV năm 2-3 thực hiện nghiên cứu phát triển các sản 01 trong 10 sản phẩm thực phẩm tại PTN Khoa Thực phẩm (1-trà túi lọc linh chi; 2-trà giảm cân từ bứa; 3-chả chay; 4-rong nho sấy khô; 5-vang thanh long; 6-vang mãng cầu, 7-xoài sấy; 8-tinh bột nghệ, 9-rượu lên men từ táo; 10-nước tương từ đậu nành).
  • Quản lý chất lượng thực phẩm.
  • Thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, chuyên gia trong môi trường đa văn hóa, có khả năng thuyết trình, hùng biện và thảo luận về các vấn đề xã hội một cách tự tin.
  • Phân tích quá trình biến đổi của thực phẩm,nguyên liệu trong quá trình chế biến, lưu trữ và trưng bày. Và qua đó đưa ra được các quy trình sản xuất, bảo quản để sản phẩm thực phẩm đạt được chất lượng tốt.
  • Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và vận hành được 3 – 5 thiết bị trong chế biến thực phẩm như máy làm sach, máy phân loại, máy sấy, máy xay, máy ép, máy ly tâm, máy rửa bao bì, các thiết bị nhiệt và đề xuất được các thiết bị cho 1 quy trình sản xuất bánh mỳ, kẹo dẻo, trà thảo mộc, …
  • Có khả năng tìm từ khóa, tìm tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh và có khả năng đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng Tiếng Anh.
  • Chọn và nhân giống được 1 – 2 giống của 1 trong các loại cây thuộc nhóm cây lương thực; cây rau quả; cây dược liệu; cây ăn quả; cây công nghiệp. Chọn và nhân giống được 1-2 giống gà siêu thịt ở Miền Trung và Tây Nguyên. Thực hiện được quy trình sản xuất hạt giống nguyên chủng, hạt giống xác nhận, hạt giống lai cho 1 trong các loại cây trồng lúa; ngô; rau ăn quả; dưa leo; dưa hấu; dưa lê
  • Chẩn đoán, đánh giá được khả năng gây hại của các loài sâu, bệnh hại và đề xuất được biện pháp phòng trừ sâu bệnh hữu hiệu và an toàn với môi trường trên 1 trong các nhóm cây lương thực/cây công nghiệp/cây rau, quả và hoa/CAQ/cây dược liệu ở 1 xã/trang trại trồng 1 trong các nhóm cây trồng trên tại Miền Trung và Tây Nguyên
  • Xây dựng và thực hiện được quy trình phù hợp với điều kiện sinh thái tại Miền Trung và Tây Nguyên trồng 1 – 2 loại cây thuộc nhóm cây dược liệu; cây rau quả và hoa; cây ăn quả; cây công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Miền Trung, Tây Nguyên.
  • Tham gia nghiên cứu các vấn đề về khảo nghiệm giống, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
  • Công nghệ chế biến thực phẩm:
  • Thực hành phân tích các thành phần hóa học có trong nguyên liệu chế biến thực phẩm, trong các sản phẩm thực phẩm trên thị trường như các loại trái cây, bánh quy, rượu, nước mắm,…
  • Thực hành quá trình chế biến các sản phẩm từ tinh bột, trái cây, thảo mộc, hoa …
  • Thực hành, tham quan, thực tập, đề án thực hiện:
  • Công nghệ chế biến
  • Năng lực đầu ra:
  • Quản lý dự án, Khởi nghiệp và Nghiên cứu khoa học:
  • SV có khả năng khởi nghiệp 1 dự án cá nhân.
  • SV có khả năng nghiên cứu và viết bài báo khoa học.
  • Năng lực chuyên môn:
  • Tính toán được 1 trong các thông số để phối trộn nguyên liệu trong thực hiện quá trình phối trộn; các thông số cơ bản của thiết bị nhiệt; các thông số cơ bản của thiết bị truyền khối và chọn đúng phương pháp thực hiện phục vụ cho các quá trình vật lý, hóa lý trong công nghệ chế biến thực phẩm.
  • Phân tích được vai trò và cấu tạo của nước, amino acid, peptide và protein, glucide, lipid, các nguyên tố đa lượng và vi lượng, cơ chế hoạt động và ảnh hưởng của các thành phần trên đến tính chất biến đổi và chất lượng sản phẩm thực phẩm
  • Vận dụng được các đặc tính vật lý, hóa học, hóa lý, độc tính và vai trò, chức năng công nghệ của các nhóm hợp chất PGTP như chất tạo màu, chất tạo hương vị, chất bảo quản, chất chống oxy hóa, được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế vào chế biến thực phẩm sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm
  • Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến nông sản sau thu hoạch và Xây dựng được quy trình bảo quản nông sản 1 trong các loại cây trồng: cây lương thực/cây ăn quả/cây rau/cây công nghiệp tại Miền Trung và Tây Nguyên
  • Tính toán được các thông số cơ bản của máy thiết bị bảo quản lạnh và thực hiện được các quá trình làm lạnh một số loại nông sản (kỹ thuật lạnh đông rau, củ, quả, kỹ thuật bảo quản lạnh thủy sản . . . )
  • Thiết kế được kỹ thuật phần công nghệ bao gồm: chọn quy trình công nghệ; tính cân bằng vật liệu cho dây chuyền sản xuất; tính chọn máy thiết bị và bố trí thiết bị trên mặt bằng phân xưởng sản xuất chính; thiết lập tổng mặt bằng cho 1 trong các sản phẩm chế biến thực phẩm.
  • Thực hiện được 1 trong các quy trình chế biến thực phẩm
  • Quản lý và thực hiện 1 trong các quy trình tận dụng và xử lý các phế phẩm trong chế biến thực phẩm.
  • Tham gia nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chế biến thực phẩm.

NĂM 4

✿ TÊN MÔN HỌC
NĂNG LỰC ĐẦU RA
  • Lý luận chính trị
  • Module 3: Quản lý chất lượng thực phẩm
  • Module 4: Thương mại nông sản phẩm
  • Thực hành, tham quan, thực tập, đề án thực hiện:
  • Quản lý chất lượng thực phẩm (Nhóm 4 SV năm 4 chọn 1 trong các đồ/đề án sau:)
  • Phân tích các chỉ tiêu hóa học, vi sinh, và kim loại nặng trong nước mắm Nam Ô tại PTN Khoa và Trung tâm đo lường và kiểm nghiệm TW2 (Quatest) tại Đà Nẵng.
  • Phân tích các chỉ số sinh hóa trong 10 loại rau/củ/quả trồng theo phương pháp hữu cơ ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng tại PTN Khoa và Trung tâm đo lường và kiểm nghiệm TW2 (Quatest) tại Đà Nẵng.
  • Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong 05 sản phẩm chế biến từ thị heo/thịt bò/gà/cá thu/cá ngừ trong siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống ở Đà Nẵng tại PTN Khoa và Trung tâm đo lường và kiểm nghiệm TW2 (Quatest) tại Đà Nẵng
  • Thực hiện theo dõi giám sát và báo cáo quy trình đảm bảo chất lượng tại công ty CP Thực phẩm Minh Anh
  • Thương mại nông sản phẩm
  • Nhóm 6 SV năm 4 thực hiện 01 dự án bán 05 sản phẩm thực phẩm đã làm ra trong quá trình thực tập/thực hành tại PTN Khoa trên các trang thương mại điện tử trong nước.
  • SV thực hiện 01 trưng bày và bán 05 sản phẩm thực phẩm sản phẩm thực phẩm đã làm ra trong quá trình thực tập/thực hành tại PTN Khoa ở hội chợ nông thổ sản tại thành phố Đà Nẵng
  • Năng lực đầu ra:
  • Phân tích được các mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn HACCP, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong một số trường hợp đặc biệt…) và vận dụng văn bản pháp luật liên quan tới công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Phân tích được một số chỉ tiêu trong thực phẩm: ẩm, tro, muối khoáng, một số kim loại, độ acid, glucid, protein, đạm NH3, lipid, phẩm màu hữu cơ, hàn the, nitrit, nitrat, acid sorbic, acid benzoic, aflatoxin…
  • Thực hiện được phương pháp đánh giá cảm quan bao gồm: nhóm phép thử phân biệt, thị hiếu, phân tích mô tả và phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam.
  • Phân tích và định lượng được 2 trong các chỉ tiêu vi sinh vật trong thực phẩm như định lượng Coliforms bằng phương pháp MPN; định lượng Staphylococcus aureus bằng phương pháp đếm khuẩn lạc; phát hiện Salmonella bằng phương pháp đĩa thạch; định lượng tổng số vi sinh vật hiếu khí bằng phương pháp đếm khuẩn lạc; định lượng tổng số nấm men-nấm mốc bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trong thực phẩm và thủy sản
  • Vận dụng được các Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001; Hệ thống phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP Codex); Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, BRC, FSSC 22000; các quy định kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam trong chế biến thực phẩm
  • Ứng dụng được hệ thống truy xuất trong từng lĩnh vực sản phẩm thực phẩm và thiết lập được hệ thống truy nguyên nguồn gốc cho sản phẩm thực phẩm của DN hoặc của bản thân.
  • Xử lý thống kê được các số liệu thực nghiệm bằng phần mềm Microsoft Excel và SPSS và kiểm soát được chất lượng thực phẩm bằng các công cụ thống kê.
  • Tham gia nghiên cứu về lĩnh vực quản lý chất lượng thực phẩm
  • Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất, bao gồm các hoạt động xây dựng các phương án nghiên cứu thử nghiệm, lập kế hoạch, thực hiện thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên dây chuyền sản xuất; thực hiện được quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm thực phẩm
  • Xác định được hành vi người tiêu dung và quảng bá được sản phẩm của mình tới đúng đối tượng người tiêu dùng.
  • Phân tích và quản lý được các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm
  • Thực hiện được quản tri sản xuất theo quy trình PCDA (Plan - Do - Check – Act) trong chế biến thực phẩm
  • Tham gia nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và quảng bá sản phẩm.

NĂM 5

✿ TÊN MÔN HỌC
NĂNG LỰC ĐẦU RA
  • Lý luận chính trị
  • Thực tập & khóa luận tốt nghiệp (Sinh viên chọn đi thực tập tại nước ngoài hoặc làm khóa luận tốt nghiệp.
  • Nhóm 2 SV thực hiện 1 trong các đồ/đề án sau: 
  • Nghiên cứu chế biến trà linh chi; trà hoa cúc; trà cho người béo phì từ bứa;
  • Mứt khế; mứt dừa bổ sung chất màu tự nhiên từ gấc; 
  • Bánh sake sấy;
  • Rượu vang thanh long sử dụng tế bào nấm men cố định nấm men;
  • Rượu vang mãng cầu sử dụng tế bào nấm men cố định;
  • Nước chanh dây lên men; siro từ atiso đỏ;
  • Bánh bông lan bí đỏ;
  • Bòn bon sấy;
  • Bánh quy chùm ngây;
  • Yogurt bổ sung sữa hạt sen;
  • Thay thế đường saccharose trong chế biến mứt quả;
  • Ảnh hưởng của xử lý lạnh đông đến chất lượng nước ép quả;
  • Bảo quản mãng cầu bằng màng sinh học; bảo quản chuối bằng màng chitosan;
  • Mứt và kẹo cao su từ quả cau Areca catechu;
  • Năng lực đầu ra:
  • Viết được báo cáo khoa học về 1 dự án thương mãi thực phẩm online trong và ngoài nước.
  • Viết được báo cáo khoa học về hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm và quản lý chất lượng thực phẩm tại 1 DN chế biến thực phẩm miền Trung và Tây Nguyên.
  • Viết được báo cáo khoa học với kết quả phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu và viết được bài báo khoa học đăng trên tập chí NCKH trong SV của nhà trường.