Không nằm ngoài sự phát triển của nền nông nghiệp thế giới, nông nghiệp Việt Nam cũng “lăn xả” trên con đường ứng dụng chuyển đổi số. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0 đang làm thay đổi tư duy và thói quen sống của người hiện đại. Cuộc cách mạng 4.0 khiến các ngành công nghiệp khác nhau đầu tư công nghệ và công cụ kỹ thuật số mới để duy trì tính cạnh tranh. Do đó mà nhiều công ty yêu cầu các chuyên gia lành nghề có thể xử lý các công nghệ và phần mềm mới, ngành nông nghiệp cũng không phải ngoại lệ.
Ngành Nông nghiệp CNC dần chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ảnh hưởng lớn đến người lao động
Ảnh hưởng to lớn của ngành Nông nghiệp đối với phát triển kinh tế
Đối với nông nghiệp Việt Nam, đây là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chiếm bình quân 17% GDP cả nước và sử dụng 40% lực lượng lao động quốc gia. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp đang gặp thách thức lớn là thiếu thông tin và khoảng cách giao tiếp dẫn đến sự kém hiệu quả giữa các bên trong chuỗi giá trị nông nghiệp (theo FAO, 2021). Mặt khác, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đòi hỏi ngành nông nghiệp cần hướng tới sự thân thiện với môi trường gắn kết với kỹ thuật sản xuất mới.
Có hơn 90% nông dân sử dụng điện thoại thông minh và khoảng 42% trong số đó kết nối mạng internet 3G hoặc 4G
Nhờ sự quan tâm của chính phủ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đã được thiết lập tốt ở các vùng nông thôn Việt Nam. Có hơn 90% nông dân sử dụng điện thoại thông minh và khoảng 42% trong số đó kết nối mạng internet 3G hoặc 4G (theo FAO, 2021).
Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp
Với sự gia tăng về người am hiểu công nghệ và mong muốn sử dụng công nghệ để giảm thiểu sức lao động như hiện nay thì ứng dụng chuyển đổi số vào nông nghiệp là cấp thiết. Các công nghệ đang lên hứa hẹn đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của Nông nghiệp Việt Nam như điện thoại thông minh, mã QR code, kết nối thông tin và dữ liệu trên toàn bộ chuỗi giá trị, điện toán đám mây, internet vạn vật, máy bay không người lái và phân tích dữ liệu. Thực trang phân bố khu vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam cho thấy ngành Nông nghiệp có nhu cầu rất cao sử dụng robot và quy trình tự động trong sản xuất tuy nhiên nguồn cung các sản phẩm công nghệ 4.0 này thì chỉ ở mức trung bình đến khá.
Tham khảo chương trình đào tạo của ngành Nông nghiệp CNC tại đây!
Công nghệ 4.0 hứa hẹn đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển Nông nghiệp
Với tầm nhìn tương lai, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ thoát khỏi ruộng vườn truyền thống mà thay vào đó là nông nghiệp thông minh. Do vậy lực lượng lao động trong ngành này và các ngành liên quan như công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, tự động hoá, logistic,… không chỉ cần phản ứng nhanh với sự tác động của cách mạng 4.0 mà còn phải chủ động đón đầu cả sự thay đổi đó.
Ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp như cảm biến, robot, quản lý thông tin, trang trại thuỷ canh,...
Dưới đây là một số ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp.
- Cảm biến thông minh: Các cảm biến này có thể được sử dụng để đo lượng nước, độ ẩm, nhiệt độ và các thông số khác trong đất, giúp người nông dân quản lý các hoạt động canh tác hiệu quả hơn.
- Mạng lưới cảm biến không dây: Mạng lưới cảm biến không dây có thể được sử dụng để theo dõi và quản lý đàn gia súc, vật nuôi, giúp giảm thiểu sự cố thất lạc và giúp tăng năng suất làm việc vì không cần phải theo dõi.
- Robot nông nghiệp: Robot nông nghiệp có thể được sử dụng để thu hoạch, phun thuốc trừ sâu, và thực hiện các tác vụ khác trên nông trại, giúp giảm thiểu sự mệt mỏi và chi phí của nhân công. Ngoài ra, nó còn hạn chế nhiều rủi ro khác liên quan đến thao tác của người lao động.
- Hệ thống quản lý thông tin nông nghiệp: Hệ thống này sử dụng các công nghệ thông tin để quản lý thông tin về sản xuất, kế hoạch sản xuất, truy xuất nguồn gốc, logistic. Qua đó giúp người nông dân đưa ra quyết định tốt hơn về mùa vụ, thời điểm thu hái, và thậm chí là nơi bán sản phẩm.
- Trang trại thuỷ canh, khí canh hay vertical farming: Những trang trại này áp dụng công nghệ thông tin và các kỹ thuật tiên tiến khác để trồng cây hoặc trồng cây kết hợp nuôi cá trong một hệ thống đóng. Cây trồng được nuôi trong nhà hoặc khu vực đóng được điều chỉnh tự động ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và khí CO2 thay vì trồng ngoài trời. Các công nghệ này giúp tăng năng suất và giảm chi phí nước, chi phí phân bón, giảm công chăm sóc, giảm các chi phí phòng trừ dịch bệnh và giảm tổng thời gian sinh trưởng của cây.
Tăng mức lương và lợi ích cạnh tranh cũng như cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Nông nghiệp
Để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các công ty đang đưa ra mức lương và lợi ích cạnh tranh cũng như cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp. Họ cũng tạo ra môi trường làm việc tích cực khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo và hợp tác.
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Nông nghiệp CNC ngày càng tăng cao
Nhu cầu về nhân lực phát triển công nghệ trong nông nghiệp là rất lớn, sự thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao này đang ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nông nghiệp nước ta. Theo ý kiến của nhiều CEO trong các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cho rằng: "Nhiều bạn kỹ sư sau khi tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng nhưng lại không có kinh nghiệm". Tỉ lệ sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu tiếp thu công nghệ và sử dụng công nghệ để đáp ứng mục tiêu phát triển doanh nghiệp là không đạt yêu cầu.
Mặt khác, Giám đốc công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công cho biết “giới trẻ ngày nay khá nhạy bén với các ứng dụng thông minh, chúng tôi không lo ngại về việc tuyển dụng nhân viên có thể tiếp thu công nghệ, sau khoảng hai tháng training là các bạn thao tác được. Tuy nhiên công ty cần nhân sự vừa biết sử dụng công nghệ vừa am hiểu chuyên môn và đánh giá những rủi ro trong quá trình vận hành. Hơn nữa, lao động chất lượng cao không thể thiếu tố chất chịu khó tìm tòi và biết đặt sự quan tâm sâu sắc vào nghề”.
Sinh viên ngành Nông nghiệp CNC tại trường Đại học Đông Á được giới thiệu và đào tạo về tổ chức trang trại thông minh trên nền tảng IOT
Đón đầu xu thế phát triển của ngành nông nghiệp công nghệ cao, tại Trường Đại học Đông Á, sinh viên ngành Nông nghiệp được giới thiệu và đào tạo về tổ chức trang trại thông minh trên nền tảng IoT. Chương trình học này giúp sinh viên bổ sung kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ internet vạn vật trong nông nghiệp, từ đó vận dụng tốt kiến thức để lập trình và phát triển phần mềm hỗ trợ nông dân điều khiển quy trình sản xuất một cách tự động và chính xác như theo dõi điều kiện khí hậu, tưới nước, bón phân thông minh, phát hiện dịch bệnh và phân loại sản phẩm sau thu hoạch.
Trong năm 2023, phân hiệu Đại học Đông Á tại Đắk Lắk sẽ mở cửa tuyển sinh ngành Nông nghiệp với 4 phương thức tuyển sinh khác nhau, cho phép thí sinh có nhiều lựa chọn và tăng cơ hội được nhập học vào trường.
- Phương thức 1: Xét kết quả học tập THPT 3 học kỳ:
- Điểm XT = HK 1 lớp 11 + HK 2 lớp 11 + HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0
- Phương thức 2: Xét tuyển học bạ tổng điểm năm lớp 12:
- Điểm TBC lớp 12 + Điểm ưu tiên >= 6.0 (Ngành GD Mầm non, GD Tiểu học, Dược >= 8.0, Điều dưỡng, Hộ sinh >= 6.5)
- Phương thức 3: Xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Tổng điểm thi 3 môn tổ hợp + Điểm ưu tiên đạt ngưỡng điểm chuẩn của nhà trường.
- Phương thức 4: Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Tổ hợp môn xét tuyển ngành Nông nghiệp CNC tại trường Đại học Đông Á bao gồm:
- A00: Toán, Vật Lí, Hóa học
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
Liên hệ ngay phân hiệu trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk để biết thêm chi tiết:
- Địa chỉ: 40 Phạm Hùng, Phường Tân An TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- Điện thoại: 02623518989 – 0967089289
- Email: tuyensinhdaklak@donga.edu.vn